Pháp lý doanh nghiệp là gì?
Pháp lý doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp giúp cấu thành nên tư cách pháp lý của doanh nghiệp và như được hiểu ở trên, pháp lý doanh nghiệp ở đây không đơn thuần tuân theo các quy định pháp luật có sẵn mà còn phải thuận theo những lý lẽ, giá trị pháp lý đúng đắn khách quan.
Khi một doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định pháp lý, điều này giúp xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín và đáng tin cậy trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Điều này không chỉ giúp thu hút và giữ chân khách hàng mà còn mở ra các cơ hội hợp tác mới và thuận lợi hơn trong việc mở rộng kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo tuân thủ pháp lý doanh nghiệp là một chiến lược quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công lâu dài.
Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp thường gặp
Tuân thủ pháp lý trong doanh nghiệp không chỉ giúp tránh các rủi ro pháp lý như phạt tiền, kiện tụng, hay các biện pháp hình sự do vi phạm luật mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh doanh. Một trong những lợi ích chính là góp phần tăng cường uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp. Và nếu bạn chưa biết cách xác định quy mô doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp chuẩn bị/mới thành lập
Với những doanh nghiệp chuẩn bị/mới thành lập sẽ phải đối mặt với những vấn đề pháp lý sau:
Xác định số người/tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm bộ Luật Doanh nghiệp 2020 để đưa ra các lựa chọn loại hình phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Xác định đúng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định mức vốn điều lệ: Dù phần lớn các nghành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn cụ thể nhưng cũng có một số nghành nghề yêu cầu doanh nghiệp phải có một mức vốn phù hợp, chằng hạn như: Kinh doanh bất động sản (20 tỷ), Bán hàng đa cấp (10 tỷ), Bảo vệ (2 tỷ), Chuyển phát nhanh (2 tỷ hoặc 5 tỷ),… Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng mức vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm.
Lựa chọn tên doanh nghiệp: tên tiếng việt, tên tiếng anh và tên viết tắt. Và đặc biệt khi lựa chọn tên doanh nghiệp cần chú ý Điều 42 trong Luật Doanh nghiệp 2020 để tránh bị từ chối đăng kí do vi phạm.
Trụ sở doanh nghiệp không được đặt tại các địa điểm không có chức năng kinh doanh, chẳng hạn như ở những nơi chỉ để đăng ký kinh doanh nhằm mục đích trốn thuế hoặc các hoạt động pháp lý khác không minh bạch.
Người đại diện theo pháp luật được quy định ở Điều 13 trong Luật Doanh nghiệp 2020. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà người đại diện pháp lý sẽ có những quyền hạn và số lượng khác nhau. Chẳng hạn như, công ty TNHH và công ty Cổ phần có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Tòa nhà 95 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0898 269922 - 0896 109939
Email: Cskh.beyour@gmail.com
Website: http://beyouroffice.com